KẾT NỐI CUNG CẦU TRỰC TUYẾN GIỮA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC TỈNH, THÀNH

(+8428) 3829 1670
Đăng nhập/ Đăng ký

Quên mật khẩu

Mời bạn nhập số điện thoại đã đăng ký để lấy lại mật khẩu

Hoặc

 tải lên giấy phép kinh doanh 

để lấy lại mật khẩu

Xác nhận mã OTP và mật khẩu mới

Mã OTP đã được gửi đến email

Thời gian còn lại: 1:00

Gửi lại mã mới

Lấy lại mật khẩu

Mời bạn cung cấp các thông tin bên dưới để lấy lại mật khẩu mới

Tải lên bản scan giấy phép kinh doanh

Tải lên bản scan giấy xác nhận lấy lại tài khoản

Tải về file mẫu giấy xác nhận

TP.HCM và 45 tỉnh thành xây dựng chuỗi cung ứng bền vững

09:28 22/12/2023

45 địa phương không chỉ mang đến TP.HCM hàng nghìn nông đặc sản vùng miền, mà còn trình diễn 19 không gian văn hóa làng nghề đặc sắc của cả nước tại TP.HCM.

Thứ trưởng Bộ Công thương Phan Thị Thắng (áo đỏ); Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Dũng (áo xanh) và Giám đốc Sở Công thương TP.HCM Bùi Tá Hoàng Vũ (áo trắng) tham quan gian hàng làng nghề của tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Thứ trưởng Bộ Công thương Phan Thị Thắng (áo đỏ); Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Dũng (áo xanh) và Giám đốc Sở Công thương TP.HCM Bùi Tá Hoàng Vũ (áo trắng) tham quan gian hàng làng nghề của tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Sáng 21/12, UBND TP.HCM tổ chức Hội nghị Kết nối cung cầu giữa TP.HCM và các tỉnh, thành năm 2023. Sự kiện diễn ra từ ngày 21-24/12 tại Nhà thi đấu TDTT Phú Thọ, quận 10, TP.HCM.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Dũng, năm 2023, sau những biến động lớn trên phạm vi toàn thế giới, những xu hướng mới đã hình thành và phát triển nhanh chóng; trong đó, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững là yêu cầu tất yếu.

Đồng thời, tình hình mới cũng đặt ra nhu cầu tự lực, tự cường, chống chịu của từng quốc gia; nhu cầu này đòi hỏi các vùng, các địa phương trong cả nước phải liên kết chặt chẽ với nhau để phát huy sức mạnh tổng thể.

Năm 2023, TP.HCM cùng 38 tỉnh, thành trên cả nước đã tổng kết, và xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình hợp tác phát triển kinh tế xã hội giai đoạn đến năm 2025 với mục tiêu phát huy thế mạnh của từng địa phương, đóng góp vào sự phát triển chung của kinh tế cả nước.

"Hoạt động kết nối cung cầu hai chiều, không chỉ hỗ trợ các địa phương tiêu thụ sản phẩm, mà còn bổ sung nguồn hàng bình ổn thị trường, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng Thành phố, đưa đặc sản vùng miền đến với người tiêu dùng Thành phố, nhất là các dịp lễ, Tết", ông Dũng nói.

Thông qua sự phối hợp chặt chẽ của các địa phương, đến nay người tiêu dùng Thành phố đã được tiếp cận, có cơ hội trải nghiệm hàng nghìn đặc sản của cả nước; nhiều hệ thống phân phối lớn bán sản phẩm OCOP như Coopmart, BigC, Top Market, Satra, MM Mega Market…; nhiều sản phẩm OCOP được người tiêu dùng đón nhận như Yến Đảo Cần Giờ, dừa sáp sợi Bến Tre, hạt điều Bình Phước, mật hoa dừa Trà Vinh, bánh cốm Bình Định, miến dong Bắc Kạn…

 

"Chương trình đã kết nối các hệ thống phân phối đồng hành, cùng hỗ trợ nhà cung cấp hoàn thiện quy trình sản xuất, xây dựng thương hiệu… với mục tiêu đưa ra thị trường sản phẩm phù hợp thị hiếu. Các hệ thống phân phối đăng ký hỗ trợ phát triển thương hiệu cho toàn bộ sản phẩm OCOP của TP.HCM và dự kiến mở rộng các tỉnh, thành trong thời gian tới. Riêng Tiki đăng ký tham gia triển khai Chương trình 1.000 câu chuyện sản phẩm OCOP", ông Dũng nói.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị Sở Công Thương TP.HCM tiếp tục phối hợp chặt chẽ Sở Công Thương các địa phương tiếp tục chủ động, tích cực đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình; trọng tâm là xây dựng chuỗi cung ứng bền vững, bắt đầu từ tín hiệu thị trường.

Thứ trưởng Bộ Công thương Phan Thị Thắng. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Thứ trưởng Bộ Công thương Phan Thị Thắng. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ Công thương Phan Thị Thắng biểu dương và đánh giá cao vai trò của TP.HCM trong việc liên kết với các tỉnh, thành phố trong cả nước tạo điều kiện thuận lợi để tiêu thụ hàng hóa và tăng trưởng bán lẻ hàng hóa, thông qua các hoạt động kết nối hệ thống phân phối với các doanh nghiệp/hợp tác xã/trang trại; đồng hành, hỗ trợ nhà cung cấp hoàn thiện quy trình sản xuất, xây dựng thương hiệu… với mục tiêu đưa ra thị trường sản phẩm phù hợp thị hiếu người tiêu dùng.

"Bộ Công Thương luôn ủng hộ và sẵn sàng hỗ trợ triển khai công tác kết nối cung cầu nhằm hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa cho doanh nghiệp, thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại, kết hợp chuẩn bị hàng hóa bình ổn thị trường dịp lễ, Tết của TP.HCM với các tỉnh, thành và hướng tới xuất khẩu", lãnh đạo Bộ Công thương nói.

Theo bà Thắng, Hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa giữa TP.HCM và các tỉnh thành lần thứ 12 cùng chuỗi các sự kiện có ý nghĩa to lớn, không chỉ đối với phát triển kinh tế TP.HCM mà còn là động lực đẩy mạnh mẽ cho các tỉnh, thành phố trên địa bàn cả nước; là giải pháp hữu hiệu để cung ứng hàng hóa thiết yếu bình ổn thị trường dịp Tết Nguyên Đán.

Cũng theo bà Thắng, qua 11 năm triển khai thực hiện, Hội nghị Kết nối cung – cầu ngày càng được mở rộng, hàng hóa dồi dào, phong phú, số lượng địa phương, doanh nghiệp tham gia ngày một nhiều.

Khu vực trưng bày đặc sản của tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Khu vực trưng bày đặc sản của tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Đến nay, đã có khoảng 45 tỉnh, thành phố tham gia Hội nghị Kết nối cung cầu, qua đó, tạo điều kiện thuận lợi tối đa để bên mua - bên bán kết nối trực tiếp, tiết giảm chi phí trung gian, đẩy mạnh lưu thông hàng hóa, góp phần hình thành các chuỗi cung ứng bền vững; tiếp tục đẩy mạnh kết nối cung cầu trực tuyến; góp phần cung cấp nguồn hàng chất lượng cao, giá cả hợp lý trên phạm vi cả nước để bổ sung nguồn cung bình ổn thị trường, phục vụ thị trường Thành phố dịp Tết Giáp Thìn 2024.

Nguồn: www.nongnghiep.vn